Các vị La Hán là đệ tử của Phật Thích Ca với những ý nghĩa Sát Tặc, Ứng Cung và Vô Sanh. Vì thế mà các mẫu tượng Thập bát La Hán hiện nay xuất hiện ở rất nhiều nơi. Trong đó, bộ tượng Thập bát La Hán được nhiều người thỉnh nhất hiện nay là:
1. Tượng Tân Đầu Lô Tôn Giả – Tọa Lộc La Hán
Tọa Lộc La Hán là mẫu tượng La Hán đầu tiên trong danh sách 18 mẫu tượng đẹp nhất. Vị La Hán này là Tân Đầu Lô Tôn Giả đắc đạo thành chứ Thánh quả cưỡi hươu.
Tọa Lộc La Hán ngồi trên lưng hươu với vẻ mặt ung dung tự tại
Ngài ngồi trên lưng hươu với vẻ mặt ung dung tự tại. Dáng ngồi của ngài là chân phải gác lên chân trái và 2 tay đan vào nhau. Tượng được thiết kế từ đá tự nhiên với màu xám ghi đơn giản.
2. Tượng Già La Già Phạt Tha Tôn Giả – Khánh Hỷ La Hán
Trong những mẫu tượng Thập bát La Hán, chắc chắn không thể không kể đến tượng Già La Già Phạt Tha Tôn Giả. Vị la hán này còn có tên là Khánh Hỷ La Hán. Khuôn mặt của vị Già La Già Phạt Tha Tôn Giả được các nghệ nhân khắc họa với khuôn mặt tươi cười phúc hậu.
Khánh Hỷ La Hán được khắc họa từ đá cẩm thạch trắng
Bức tượng được khắc họa với hình ảnh của Khánh Hỷ La Hán đứng chân phải hơi trùng xuống. Tiếp theo là 2 tay ngài giơ lên thể hiện vẻ đẹp phúc hậu.
3. Tượng Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả – Cử Bát La Hán
Nhắc đến Cử Bát La Hán, mọi người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh của một vị la hán luôn mang theo bên mình một chiếc bát đi du hành khất thực. Ở mẫu tượng này, vị la hán Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả được khắc họa với dáng vẻ 2 tay cầm bát giơ lên cao. Chân phải của ngài làm trụ còn chân trái gấp giơ lên.
Tượng Cử Bát La Hán khắc họa từ đá tự nhiên trắng xám
4. Tượng Tô Tần Đà Tôn Giả – Thác Tháp La Hán
Mẫu tượng la hán tiếp theo trong bộ tượng Thập bát La Hán khá phổ biến hiện nay là Thác Tháp La Hán. Hình ảnh của ngài được các nghệ nhân của làng đá Non Nước khắc họa ngồi trên đá với chân phải gập dáng thiền. Tay phải của Tô Tần Đà Tôn Giả cầm tòa mộ tháp 7 tầng.
Thác Tháp La Hán giữ trong tay một tòa mộ tháp
Khuôn mặt của ngài vừa thể hiện nét nghiêm trang, vừa thể hiện vẻ phúc hậu. Toàn bộ bức tượng được khắc họa trên phiến đá tự nhiên nguyên khối với màu xám ghi.
5. Tượng Nặc Cự La Tôn Giả – Tĩnh Tọa La Hán
Vị la hán thứ 5 trong bộ tượng 18 vị la hán được nhiều người quan tâm là Tĩnh Tọa La Hán. Hình ảnh của ngài được khắc họa khoác áo cà sa, vẻ mặt tĩnh tâm, nghiêm nghị, bỏ mặc mọi sự đời. Hai chân ngài gập lại theo dáng thiền, tay cầm hũ.
Tượng Tĩnh Tọa La Hán vẻ mặt tĩnh tâm, tự tại tu hành
6. Tượng Bạt Đà La Tôn Giải – Quá Giang La Hán
Quá Giang La Hán hay còn được biết đến là Bạt Đà La Tôn Giả là vị la hán thứ 6. Mẫu tượng la hán này được khắc họa với dáng đứng để “quá giang” – qua sông. Trên vai ngài vác một cành củi và tay nải được treo vào một đầu củi.
Quá Giang la Hán mang trên vai một chiếc tay nải
Khuôn mặt của ngài thể hiện vẻ điềm tĩnh. Từng nét mặt, từng tà áo được nghệ nhân làng đá Non Nước khắc họa mềm mại.
7. Tượng Già Lý Già Tôn Giả – Kỵ Tượng La Hán
Giad Lý Già Tôn Giả là vị la hán chuyên huấn luyện voi trước khi chứng quả. Vì thế ở mẫu tượng Thập bát La Hán này, các nghệ nhân đã khắc họa hình ảnh ngài ngồi trên lưng voi. Vẻ mặt của ngài bình tĩnh, tự tại đọc sách. Hai chân của ngài khoanh lại.
Kỵ Tượng La Hán ngồi trên lưng voi ung dung đọc sách
8. Tượng Đốc La Phật Đa La Tôn Giả – Tiếu Sư La Hán
Tiếu Sư La Hán là một vị la hán đặc biệt. Vị la hán này được khắc họa với vẻ mặt hung dữ, bặm trợn. Đây là vẻ mặt của ngài trước khi xuất gia. Mẫu tượng được các nghệ nhân thiết kế với hình ảnh ngài đứng một chân gác lên phiến đá. Còn hai tay của Đốc La Phật Đa La Tôn Giả đặt trên gối.
Tiếu Sư La Hán bên cạnh chú sư tử nhỏ
Đặc biệt, ở bức tượng này còn có thêm hình ảnh của một chú sư tử nhỏ. Linh vật này gắn liền với tích khi Đốc La Phật Đa La Tôn Giả tu hành. Chú sư tử nhỏ này đứng bên cạnh vui đùa bên chân ngài.
9. Tượng Tuất Bác Già Tôn Giả – Khai Tâm La Hán
Mẫu tượng Tuất Bác Già Tôn Giả là mẫu tượng thứ 9 trong bộ tượng thập bát La Hán được nhiều người yêu thích. Mẫu tượng này khắc họa hình ảnh của một vị la hán với khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Hai tay ngài vạch áo để lộ tâm phật. Vị la hán này ngồi trên tảng đá với 2 chân khoanh dáng thiền.
Tượng Tuất Bác Già Tôn Giả vẻ mặt hiền từ, phúc hậu
10. Tượng Bán Thác Già Tôn Giả – Thám Thủ La Hán
Thám Thủ La Hán là vị la hán thứ mười trong 18 vị la hán. Vị la hán này được khắc họa với vẻ mặt sảng khoái sau khi thiền định. Hai tay của ngài giơ lên cao như để tiếp thêm nguồn năng lượng sau khi giác ngộ.
Hình ảnh tượng Bán Thác Già Tôn Giả được làm từ đá nguyên khối
11. Tượng Hầu La Tôn Giả – Trầm Tư La Hán
Theo tích kể lại, Trầm Tư La Hán là một người thường chọc phá mọi người trước khi tu thành chính quả. Thế nhưng, sau khi tu thành chính quả thì ngài lại hoàn toàn ngược lại. Vì thế vẻ mặt của ngài thể hiện vẻ trầm tư, ung dung, tự tại. Tượng Hầu La Tôn Giả được khắc họa ngồi trên tảng đá, một tay dựa gối và đỡ mặt.
Tượng Hầu la Tôn Giả tay chống cằm phong thái tự do tự tại
12. Tượng Na Già Tê Na Tôn Giả – Khoái Nhĩ La Hán
Khoái Nhĩ La Hán là mẫu tượng Thập bát la hán tiếp theo mọi người không nên bỏ qua. Vị la hán này còn được biết đến với tên gọi Na Già Tê Na Tôn Giả. Hình ảnh của ngài được khắc họa với một mắt nhắm và một mắt mở. Tay trái của ngài chỉ vào tai. Còn một chân co lên và chân kia đặt thẳng.
Tượng Khoái Nhĩ La Hán được các nghệ nhân làng đá Non Nước khắc họa tỉ mỉ
13. Tượng Yết Đà Tôn Giả – Bố Đại La Hán
Một trong những vị la hán khá giống với Bồ Tát Di Lặc hiện nay chính là Bố Đại La Hán. Ngài được các nghệ nhân làng đá Non Nước khắc họa với dáng vẻ mập mạp, bụng bự cùng khuôn mặt vui tươi. Dáng đứng của Yết Đà Tôn Giả ung dung, tự tại và trên vai ngài mang một túi vải lớn.
Tượng Yết Đà tôn Giả giống với Di Lặc Bồ Tát
14. Tượng Phạt Na Bà Tư Tôn Giả – Ba Tiêu La Hán
Vị la hán thứ mười bốn là Ba Tiêu La Hán hay còn được biết đến với tên gọi Phạt Na Bà Tư Tôn Giả. Ngài được các nghệ nhân làng đá Non Nước khắc họa tọa trên phiến đá lớn với vẻ mặt trầm tư. Phong thái của ngài tự tại, một tay đặt trên hộp, một tay đặt trên phiến đá.
Tượng Phạt Na Bà Tư Tôn Giả ngồi trên phiến đá
15. Tượng A Thị Đa Tôn Giả – Trường Mi La Hán
Một trong những vị la hán giúp cho phật giáo được truyền bá rộng rãi tại Ấn Độ hiện nay chính là Trường Mi La Hán. Tượng của ngài được khắc họa trên phiến đá tự nhiên nguyên khối màu xám. Trong đó, dáng vẻ của A Thị Đa Tôn Giả có phần hơi đượm buồn. Ngài ngồi trên tảng đá, một tay chống trên đá, một tay cầm tích trượng đầu rồng.
Tượng A Thị Đa Tôn Giả tay cầm tích trượng ngồi trên phiến đá
16. Tượng Chú Đồ Thác Già Tôn Giả – Kháng Môn La Hán
Hình ảnh tượng Chú Đồ Thác Già Tôn Giả trong tư thế dương võ
Tượng Chú Đồ Thác Già Tôn Giả là mẫu tượng thứ 16 trong bộ tượng thập bát la hán rất nổi bật. Hình ảnh của vị la hán này được các nghệ nhân khắc họa đứng trên phiến đá với tư thế “dương võ”. Khuôn mặt ngài nổi bật với đôi mắt ngước nhìn lên phía trên.
17. Tượng Già Diệp Tôn Giả – Hàng Long La Hán
Hàng Long La Hán là một bức tượng được rất nhiều người thỉnh hiện nay. Bức tượng nổi bật với hình ảnh của vị la hán trong tư thế đang chiến đấu rất mạnh mẽ, oai phong. Đối thủ của Già Diệp Tôn Giả ở đây là một con rồng. Nổi bật trên bức tượng này là hình ảnh của vị Đại La Hán thần thông quảng đại, đạo hành nghiêm trang. Cả vị la hán và hình ảnh của rồng đều được các nghệ nhân khéo léo khắc họa trên một phiến đá nguyên khối.
Tượng Già Diệp Tôn Giả với tư thế oai phong lẫm liệt chiến đấu với rồng
18. Tượng Di Lặc Tôn Giả – Phục Hổ La Hán
Bức tượng la hán nổi bật cuối cùng là Phục Hổ La Hán vô cùng dũng mãnh và tráng kiệt. Vị la hán này được khắc họa với vẻ mặt nghiêm nghị, dữ tợn và một tay giơ lên nắm chặt. Ngài khoác trên mình áo choàng và cưỡi hổ. Chú hổ bên dưới cũng được khắc họa với vẻ dữ tợn nhưng có phần ngoan ngoãn, nghe lời Di Lặc Tôn Giả.
Tượng Phục Hổ La Hán ngồi trên lưng hổ khuôn mặt nghiêm trang
Hình ảnh Phục Hổ La Hán này xuất phát từ tích truyện ngài 3 lần thu phục hổ và mang về núi tu hành. Từ đó, con hổ lúc nào cũng đi theo ngài.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tượng Thập Bát La Hán mọi người không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp mọi người lựa chọn được mẫu tượng đẹp, phù hợp để thỉnh. Và nếu bạn băn khoăn vì chưa tìm được mẫu tượng thích hợp thì đừng bỏ qua Đá mỹ nghệ Thành Đô. Đây là một trong những địa chỉ chuyên tạc tượng từ đá tự nhiên nguyên khối đẹp và ấn tượng nhất.